Cách tính chu kỳ kinh nguyệt là một trong những phương pháp hỗ trợ tránh thai và theo dõi sức khỏe rất hiệu quả cho các chị em. Tuy nhiên, tính chu kỳ kinh nguyệt thế nào cho đúng và chính xác nhất? Cùng Genmec tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

tranh thai an toan bang cach tinh chu ky kinh nguyet
Tránh thai an toàn bằng cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Thông tin chung về chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng bình thường, thể hiện sự phát triển về mặt cơ thể ở các bé gái khi đến tuổi dậy thì khi có sự thay đổi về Hormone trong cơ thể. Việc hành kinh sẽ diễn ra theo chu kỳ hàng tháng, xuất hiện lần đầu tiên trong độ tuổi từ 12 – 17 tuổi. Khi chị em bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt sẽ không còn xuất hiện nữa, thường ở độ tuổi 45 – 55 tuổi.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt có thể kể đến như:

  • Nội tiết tố
  • Thói quen sinh hoạt
  • Chế độ dinh dưỡng

Phụ nữ sẽ không hành kinh khi đang mang thai và nếu chu kỳ kinh nguyệt thất thường thì đây là dấu hiệu của các yếu tố sức khỏe, bệnh lý như rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều,… 

Chu kỳ kinh diễn ra như thế nào? 

Chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện do lượng Hormone thay đổi và suy giảm dáng kể, khiến cho lớp nội mạc ở tử cung bong ra và được cơ thể đào thải ra ngoài qua đường âm đạo, gọi là hành kinh.

chu ky kinh nguyet dien ra nhu the nao
Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra như thế nào?

Sau khoảng thời gian hành kinh thì lượng hormone lại được bổ sung lại, lớp nội mạc tử cung được làm dày lên, tạo điều kiện cho trứng làm tổ nếu hiện tượng thụ tinh được xảy ra.

Để theo tìm hiểu rõ hơn về chu kỳ kinh nguyệt diễn ra như thế nào, đọc thêm tại bài viết:

>>> 04 Giai đoạn chính của chu kỳ kinh nguyệt

Nếu không xuất hiện hiện tượng thụ tinh sau khi rụng trứng, hormone Progesterone và Estrogen sẽ bị giảm mạnh và chuẩn bị cho kỳ hành kinh tiếp theo (Theo Wikipedia).

Hiện tượng thường gặp trong chu kỳ kinh nguyệt

Trong thời gian hành kinh, hay còn gọi là rụng dâu của cách tính chu kỳ kinh nguyệt, chị em sẽ gặp một số triệu chứng như

  • Nổi nhiều mụn trứng cá
  • Ngực bị sưng, đau tức
  • Dễ nóng trong
  • Đau bụng dưới
  • Đau lưng
  • Táo bón
  • Chán ăn hoặc ăn nhiều hơn bình thường
  • Mau quên
  • Trí nhớ suy giảm
  • Tính tình thất thường
  • Dễ cáu gắt

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Với các chị em mong muốn có thai hoặc tránh thai, việc tính và ghi nhớ chu kỳ kinh nguyệt đóng vai trò rất quan trọng. Theo thông thường, cách tính chu kỳ kinh nguyệt sẽ được chia làm 03 khoảng thời gian để đảm bảo sự chính xác nhất về mặt tương đối.

cach tinh chu ky kinh nguyet
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

1. Giai đoạn cân bằng

Ởiai đoạn này của cách tính chu kỳ kinh nguyệt, khả năng mang thai và tránh thai là 50 – 50, rơi vào khoảng từ ngày 01 đến ngày thứ 09 của chu kỳ kinh nguyệt. Thời gian hành kinh sẽ chỉ rơi vào khoảng 03 – 05 ngày và đôi khi với một số bạn nữ sẽ rời vào 07 ngày. Trứng rụng vào 02 ngày cuối hành kinh và tinh trùng cũng có khả năng sống trong tử cung từ 02 – 03 ngày. Vì thế, tỉ lệ có thai trong thời gian này là 50 – 50, không hề thoải mái chút nào với những chị em chưa sẵn sàng mang thai.

2. Giai đoạn dễ có thai

Giai đoạn dễ mang thai là giai đoạn cần chú ý trong cách tính chu kỳ kinh nguyệt. Đây là thời điểm tính ngày rụng trứng theo chu kỳ chung. Sau thời gian hành kinh, trứng sẽ rụng vào ngày thứ 14 hoặc 15 tính từ ngày thứ nhất khi hành kinh. Thời gian có khả năng mang thai cao nhất là khoảng chênh lệch 05 ngày trước hoặc sau ngày rụng trứng.

>>> Xem thêm: Thuốc tránh thai là gì? 

Nếu không muốn mang thai, nên sử dụng biện pháp tránh thai hoặc tránh quan hệ vào khoảng ngày 15 – ngày 20 của chu kỳ kinh nguyệt.

3. Ngày an toàn

Khoảng thời gian 07 – 10 ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt là thời gian mà trứng đã rụng và như một lẽ hiển nhiên, không có trứng thì sẽ không có hiện tượng thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Nên tỉ lệ mang thai ở thời điểm này là gần như là không xảy ra. Tuy nhiên, nếu chu kỳ của bạn nữ không ổn định và xảy ra sự chênh lệch ngày hàng tháng thì rất khó để tính được độ chính xác của ngày an toàn.

Vừa rồi là một số thông tin về cách tính chu kỳ kinh nguyệt để giúp chị em theo dõi tình trạng sức khỏe, thực hiện kế hoạch gia đình tốt và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cách tính chu kỳ kinh nguyệt có thể không chuẩn xác hoàn toàn, chị em nên theo dõi từ 04 tháng trở lên để xác định tương đối các mốc ngày. Đừng quên trở lại Genmec để đón đọc thêm nhiều bài viết thông tin bổ ích khác.

 

Genmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *