Xét nghiệm Covid 19 là từ khóa nhận được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng kể từ khi đại dịch cúm toàn cầu Covid 19 xảy ra với nguyên nhân từ chủng virus cúm Sars nCoV hay còn được gọi là virus Corona. Với lần bùng phát thứ 03 này, chủng virus Sars nCoV đã có những biến thể mới gây ra nhiều khó khăn trong công tác phòng chống, xét nghiệm và điều trị.

Đối tượng nào cần được xét nghiệm Covid 19?
Xét nghiệm Covid 19 là phương pháp phòng chống đại dịch Covid 19 được áp dụng cho những người có các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh như: Sốt, đau họng, ho nhiều, khó thở,…

Ngoài ra, những đối tượng dưới đây cũng bắt buộc cần phải thực hiện xét nghiệm Covid 19:
- Là F1 có các tiếp xúc gần trong phạm vi không an toàn (02m) với F0 – người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid 19.
- Người di chuyển quốc tế qua vùng dịch, các địa điểm được ghi nhận có trường hợp mắc Covid 19 trong vòng 14 ngày kể từ khi được nhập cảnh vào Việt Nam. Các đối tượng này sẽ được xét nghiệm và thực hiện cách ly tập trung.
- Người di chuyển giữa các tỉnh, vùng dịch xảy ra trong nước.
- Bệnh nhân mắc Covid 19 đang trong quá trình điều trị.
- Theo yêu cầu trực tiếp của bác sĩ/ cán bộ giám sát/ cơ sở y tế tại địa phương.
Xét nghiệm Covid 19 bằng cách nào?
Với các điều kiện hiện tại, xét nghiệm Covid 19 được chia làm 02 loại chính được Bộ Y Tế cho phép thực hiện nhằm hạn chế sự lây lan của dịch đó là:
- Phương pháp xét nghiệm RT – PCR – Là phương pháp xét nghiệm mang tính khẳng định.
- Phương pháp test nhanh – Là phương pháp sáng lọc các đối tượng nghi nhiễm ban đầu.
1. Phương pháp xét nghiệm RT – PCR
Phương pháp xét nghiệm RT – PCR là phương pháp xét nghiệm giúp xác định chính xác sự xuất hiện của chủng virus corona trong cơ thể đối tượng được xét nghiệm. Phương pháp này được chỉ định áp dụng cho những nhóm đối tượng được xác định phơi nhiễm trong vòng 14 ngày hoặc các bệnh nhân đã được chẩn đoán nhiễm Covid 19 đang trong quá trình theo dõi, điều trị.

Nhược điểm của phương pháp này đó chính là việc có thể cho ra các kết quả không chính xác trong các trường hợp:
- Thời gian phơi nhiễm ngắn, số lượng virus trong cơ thể chưa xuất hiện nhiều, dù đã bị phơi nhiễm nhưng kết quả xét nghiệm covid 19 có thể sẽ cho ra âm tính.
- Phương pháp xét nghiệm covid 19 này cũng phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản mẫu bệnh phẩm,… Nếu quá trình không đảm bảo thì kết quả cũng không thể chính xác.
- Một số trường hợp sau 14 ngày phơi nhiễm, kết quả xét nghiệm covid 19 có thể chuyển từ dương tính thành âm tính nếu tự khỏi hoặc được điều trị khỏi hoàn toàn.
Mặt khác, phương pháp xét nghiệm RT – PCR có chi phí khá cao do cần phải được thực hiện tại các cơ sở Y tế với đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn về trang thiết bị, trình độ chuyên môn. Vì thế nên phương pháp này rất khó để áp dụng rộng rãi trong cộng đồng.
2. Phương pháp test nhanh
Phương pháp test nhanh, hay còn gọi là xét nghiệm tìm kháng thể virus trong máu là phương pháp giúp dễ dàng trong việc xác định, khoanh vùng nhóm đối tượng từng tiếp xúc với người bệnh. Giúp dễ dàng xác định họ đã phơi nhiễm hay không.
Xét nghiệm tìm kháng thể thường được chỉ định áp dụng cho các đối tượng sau ít nhất 02 tuần bị phơi nhiễm. Đây là thời gian cần để cơ thể người bị nhiễm virus corona sản sinh ra các kháng thể trong cơ thể.

Đây là phương pháp được đánh giá là đơn giản, ít chi phí và cho kết quả xét nghiệm rất nhanh. Nhưng nhược điểm lại phụ thuộc vào thời gian xác định phơi nhiễm. Nếu xét nghiệm covid 19 sớm hơn 02 tuần, cơ thể chưa sản sinh ra kháng thể thì kết quả có thể cho ra âm tính. Trong trường hợp dương tính, cũng không thể xác định chính xác đây là kháng thể được sinh ra trong lần phơi nhiễm gần đây hay là trong quá khứ.
Trong một số trường hợp, phương pháp test nhanh cho kết quả dương tính, sau khi kết hợp với xét nghiệm RT – PCR lại cho ra kết quả âm tính thì có thể nói rằng đối tượng xét nghiệm đã từng phơi nhiễm với F0, nhưng khả năng lây bệnh không còn. Mặt khác, nếu xét nghiệm nhanh cho kết quả âm tính nhưng lại dương tính với xét nghiệm RT – PCR thì khả năng rất cao đối tượng mới nhiễm bệnh trong thời gian gần đây, cơ thể chưa hình thành kháng thể.
Đến thời điểm hiện tại, đây là 02 phương pháp xét nghiệm covid 19 với những ưu nhược điểm riêng nhưng đem lại hiệu quả rất tốt. Nhưng cũng không vì vậy mà người mắc bệnh chủ quan, mọi người cần thực hiện đúng và đủ các nguyên tắc cách li, phòng chống bệnh.
Quy trình xét nghiệm Covid 19
Quy trình xét nghiệm Covid 19 phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố kỹ thuật cũng như môi trường bên ngoài. Chính vì thế, quá trình xét nghiệm cần được theo dõi rất cẩn thận.

1. Quy trình xét nghiệm với phương pháp RT – PCR
Bước 01 – Công tác chuẩn bị trước khi lấy mẫu bệnh phẩm.
Các y, bác sĩ thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm từ đối tượng xét nghiệm cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn như:
- Sử dụng đồ bảo hộ.
- Sử dụng khẩu trang N95, mũ, kính bảo hộ, găng tay tiêu chuẩn và tấm che mặt.
- Thực hiện đúng quy trình khử khuẩn.
Bước 2 – Lấy mẫu bệnh phẩm từ đối tượng xét nghiệm.
Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm:
- Nhân viên y tế sẽ thực hiện lấy từ 03 – 05ml máu từ đối tượng xét nghiệm.
- Lấy dịch đường hô hấp.
Dịch đường hô hấp gồm 02 nhóm đó là:
- Dịch đường hô hấp dưới: Dịch phế nang, dịch màng phổi, phế quản, phế nang, đờm,…
- Dịch đường hô hấp trên: Dịch học, dịch sức họng, dịch tỳ hầu.
Kết quả xét nghiệm của phương pháp này có từ 04 – 06 giờ sau khi thực hiện. Nhưng cần tối thiểu 01 ngày để trả kết quả.
2. Quy trình xét nghiệm với phương pháp tìm kháng thể
Phương pháp test nhanh với bản chất là xét nghiệm máu, tìm ra các kháng thể trong máu để giúp xác định virus trong cơ thể. Các kháng thể này thường là IgM, IgG – Là các Protein đặc biệt được cơ thể sản sinh ra.
Tại thời điểm hiện tại, phương pháp test nhanh có 02 kỹ thuật để giúp tìm kháng thể:
- Kỹ thuật ký sắc (test nhanh) là phương pháp được sử dụng phổ biến. Giúp định tính kháng thể giống như que thử thai. Kỹ thuật này rất đơn giản và chỉ cần từ 15 – 20 phút là đã cho kết quả xét nghiệm.
- Kỹ thuật ELISA là phương pháp ít phổ biến hơn và cần từ 01 – 05 giờ để có kết quả.
Với phương pháp test nhanh, kết quả chỉ mang tính chất sàng lọc và có độ chính xác không quá quá tốt khi tỷ lệ cao cho ra kết quả âm tính giả. Vì thế, người bệnh cần thực hiện theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày và có thể thực hiện test lại từ 05 – 07 ngày sau đó.
Các địa điểm xét nghiệm Covid 19
Với tình hình dịch bệnh hiện tại, bộ Y tế đã cấp phép cho hơn 91 đơn vị với khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn trong xét nghiệm chính xác Covid 19.

Xét nghiệm Covid 19 tại Miền Bắc
- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
- Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
- Trường Đại học Y tế công cộng
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang
- Trung tâm y tế dự phòng Hải Phòng
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nam Định
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hưng Yên
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam
- Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
- Bệnh viện Nhi Trung ương
- Bệnh viện Bạch Mai
- Bệnh viện Phổi Trung ương
- Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
- Bệnh viện Thanh Nhàn
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
- Bệnh viện Medlatec
- Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
- Bệnh viện 103
- Bệnh viện 108
- Bệnh viện Quân y 110
- Viện Y học dự phòng Quân đội
- Trung tâm chẩn đoán Thú y trung ương
- Chi cục Thú y vùng II
- Chi Cục Thú Y vùng III
- Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga
Xét nghiệm Covid 19 tại Miền Trung
- Viện Pasteur Nha Trang.
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận
- Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi
- Bệnh viện C Đà Nẵng
- Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng
- Bệnh viện 199 – Bộ Công an
Xét nghiệm Covid 19 tại Tây Nguyên
- Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắc Nông
Xét nghiệm Covid 19 tại Miền Nam
- Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh
- Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cần Thơ
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tây Ninh
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh
- Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hậu Giang
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau
- Trung tâm Y tế Phú Quốc
- Bệnh viện Chợ Rẫy
- Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM
- Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
- Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh thuộc Trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Nhi Đồng 1
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai
- Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
- Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh
- Bệnh viện FV– TP. Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An
- Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu
- Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
- Bệnh viện Quận Thủ Đức
- Bệnh viện Gia An 115
- Bệnh viện Quận 2
- Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học
- Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn
- Bệnh viện Quân y 175
- Chi cục Thú y vùng VI
- Chi cục Thú y vùng VII
- Trung tâm Y tế dự phòng Quân đội phía Nam
- Bệnh viện Quân y 7A
Lưu ý khi xét nghiệm Covid 19
Trước khi thực hiện xét nghiệm, đối tượng xét nghiệm nên nhịn ăn từ 04 – 06 giờ. Để đảm bảo cho cơ thể không sản sinh thêm chất béo từ thức ăn, giúp kết quả xét nghiệm chính xác hơn.
Sau khi thực hiện xét nghiệm, nếu kết quả dương tính, khả năng lây lan và phát tán virus là rất cao, nên chủ động tuân thủ theo các hướng dẫn của nhân viên y tế.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp kết quả xét nghiệm âm tính, đối tượng xét nghiệm cũng không được chủ quan, nên thực hiện các biện pháp tự cách li và tiền hành thêm các xét nghiệm lần 02 để đảm bảo kết quả chính xác nhất cũng như an toàn cho bản thân và người xung quanh.
Phòng tránh Covid 19 với “5K”
Để phòng tránh tốt nhất cho bản thân khỏi virus corona, mỗi người nên tuân thủ tốt tiêu chí “5K” của bộ Y Tế với:
- Khẩu trang – Đeo khẩu trang 04 lớp tiêu chuẩn khi ra đường, tại nơi công cộng, cơ sở y tế, điểm cách ly hoặc nơi tập trung đông người.
- Khử khuẩn – Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch vệ sinh hoặc cồn rửa tay. Tránh tiếp xúc với các bề mặt như lan can, tay nắm cửa,…tại nơi công cộng.
- Khoảng cách – Luôn giữ khoảng cách tiếp xúc an toàn với người đối diện (>02m).
- Không tụ tập đông người.
- Khai báo y tế – Thực hiện khai báo y tế đầy đủ khi di chuyển qua các tỉnh, vùng dịch.
Trên đây là một số thông tin cần thiết về xét nghiệm Covid 19, Genmec hy vọng sẽ giúp ích hơn cho người dân trong việc chung tay cùng cả nước phòng tránh, phát hiện và ngăn chặn kịp thời đại dịch Covid 19.