Bệnh sùi mào gà ở trẻ em là một dạng của bệnh sùi mào gà có tốc độ lây lan nhanh. Bệnh gây ra bởi virus có tên Human Papilloma Virus (HPV), loại virus này có tới hơn 100 chủng khác nhau trong đó hai chủng 02 và 03 là nguyên nhân chủ yếu gây sùi mào gà ở trẻ em.

sui mao ga o tre em
Sùi mào gà ở trẻ em là gì?

Bệnh lây truyền qua tiếp xúc hay truyền từ mẹ sang con và gây bệnh trên đối tượng là trẻ em. Bệnh sùi mào gà xảy ra ở trẻ em là một thể bệnh cũng rất hay gặp và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh sùi mào gà ở trẻ em là gì?

Bệnh sùi mào gà ở trẻ embệnh xã hội có nguyên nhân chính gây ra là do nhiễm virus HPV. Đặc điểm của sùi mào gà ở trẻ em đó là con đường lây bệnh. Nếu như ở người trưởng thành bệnh lây lan chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn thì ở trẻ em có sự khác biệt tương đối trong cách lây lan của bệnh, bệnh sẽ chủ yếu lây thông qua những con đường sau:

    • Những người chăm sóc cho các bé mà bị sùi mào gà có thể truyền mầm bệnh sang cho các bé.
    • Bệnh lây qua đường tình dục, thông thường là các trường hợp bị lạm dụng tình dục.
    • Tự lây lan từ những tổn thương ở da, niêm mạc do virus HPV hình thành.
    • Lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ khi người mẹ mắc bệnh sùi mào gà, đây là đường lây truyền phổ biến nhất.
    • Lây nhiễm khi đung chung đồ dùng cá nhân với người mắc sùi mào gà như khăn mặt, bàn chải đánh răng.
duong lay truyen sui mao ga o tre em
Sùi mào gà ở trẻ em lây truyền chủ yếu là từ mẹ sang con

Sau khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ em sau thời gian ủ bệnh từ 2 tuần tới 9 tháng, lúc này bệnh sẽ biểu hiện ra bên ngoài là các mụn sùi như hình mào gà tại nhiều cơ quan gây nhiều ảnh hưởng đối với các bé.

Một số thể bệnh sùi mào gà ở trẻ em

    • Sùi mào gà thông thường – Những hạt mụn cóc hình vòm, nâu, xám, bề mặt thô ráp kèm những chấm đen nổi trên ngón tay, bàn tay, đầu gối, khuỷu tay.
    • Sùi mào gà dạng phẳng – Mụn cóc phẳng, kích thích cỡ bằng với đầu ngón tay, màu hồng, nâu nhạt, vàng xuất hiện ở mặt, cánh tay, đầu gối, bàn tay.
    • Mụn cóc lòng bàn chân – Đây là một dạng sùi mào gà ở trẻ em khiến trẻ có cảm giác rất đau, đặc biệt là khi bé vận động
    • Mụn cóc Filiform – Tổn thương mụn cóc dạng giống ngón tay, màu hồng mọc ở miệng hoặc xung quanh miệng, mắt, mũi nên còn được gọi là sùi mào gà ở miệng trẻ em.
    • Mụn cóc sinh dục – Tổn thương xuất hiện trên bộ phận sinh dục, mềm, không sần sùi.

Sùi mào gà ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh sùi mào gà xảy ra ở trẻ em do sức đề kháng còn chưa được đầy đủ, cơ thể phát triển chưa hoàn thiện càng làm cho bệnh phát triển và có thể gây ra nhiều biến chứng. Theo nghiên cứu, hiện nay tỉ lệ sùi mào gà ở trẻ em gặp phải ở độ tuổi trung bình từ 2-8 tuổi.

sui mao ga o tre em nguy hiem nhu the nao
Sùi mào gà ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh sùi mào gà ở trẻ em cũng diễn biến qua nhiều giai đoạn:

    • Giai đoạn đầu những tổn thương là các mụn sùi riêng lẻ, màu hồng, mềm , không gây đau rát mọc trên bề mặt da. Ở trẻ nam mụn sùi thường hay xuất hiện ở hậu môn và quanh hậu môn. Đối với trẻ nữ mụn sùi lại hay xuất hiên cùng cơ quan sinh dục, bẹn.
    • Đến giai đoạn sau các mụn sùi mọc càng nhiều và tập trung thành từng đám tạo nên hình ảnh sùi mào gà hay hoa súp lơ.
    • Theo diễn biến của bệnh các mụn sùi ngày càng to lên, bị cọ sát kèm theo viêm nhiễm, loét nên có dịch mủ chảy ra khi ấn khiến cho các bé quấy khóc do đau rát.

Bệnh sùi mào gà ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

    • Bệnh nếu gây ra triệu chứng tại đường hô hấp gây cản trở đường thở của trẻ cũng như hay gây các bệnh lí đường hô hấp cho trẻ như : Viêm phế quản, Viêm thanh quản,…
    • Bệnh nếu biểu hiện tại cổ họng làm trẻ khó nuốt, khó bú, gây quấy khóc và làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng
    • Ngoài ra đối với bệnh ở giai đoạn muộn các mụn sùi bị lở loét sẽ gây viêm nhiễm tại vị trí gây bệnh và xung quanh.

Điều trị sùi mào gà ở trẻ em

Hiện nay không có phương pháp nào có thể khẳng định phòng tránh lây nhiễm hoàn toàn căn bệnh này tuy nhiên một số khuyến cáo sau có thể góp phần phòng tránh phần lớn khả năng lây lan của bệnh sùi mào gà:

    • Không dùng chung đồ như khăn mặt, dao cạo râu, bàn chải đánh răng… Với người khác đặc biệt những người bị nhiễm bệnh.
    • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng.
    • Mẹ mang thai nếu phát hiện nhiễm HPV cần điều trị ổn định trước khi sinh bé.
    • Không để trẻ tiếp xúc với những đồ vật cá nhân, đồ dùng có khả năng lây nhiễm ở những người đã xác định nhiễm HPV.

Qua những thông tin trên mà GenMec vừa cung cấp, chắc hẳn người đọc đã phần nào nắm được về bệnh sùi mào gà ở trẻ em. Nếu để bệnh phát triển và không được điều trị một cách thích đáng thì sẽ gây ra nhiều nguy hiểm đối với con trẻ.

Tham vấn Y Khoa: Bác sĩ Trần Quốc Khánh

Genmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *