Khám phụ khoa là một trong những điều khá tế nhị đối với chị em vì không phải ai cũng hiểu và sẵn sàng tìm hiểu về cơ thể của mình. Đơn giản là vì chị em chưa biết khám phụ khoa là khám gì? khám phụ khoa như thế nào? Qua bài viết sau, Genmec sẽ giúp một nửa thế giới tìm hiểu kỹ hơn về khám phụ khoa, để chị em có cái nhìn khách quan và cởi mở hơn về vấn đề này đồng thời cũng là giúp chị em tự bảo vệ cho sức khỏe của chính mình.

Khám phụ khoa là gì?
Khám phụ khoa hiểu đơn giản là khám “cô bé”. Đây là một việc làm vô cùng cần thiết với chị em trong độ “phơi phới tuổi xuân và bâng khuâng của tuổi trưởng thành”. Khám phụ khoa có thể sẽ gây ngại cho chị em bởi đây là phương pháp khám trực tiếp ở bộ phận sinh dục nữ. Nhưng bù lại, cách khám này sẽ giúp chị em theo dõi được tình trạng sức khỏe, các dấu hiệu bất thường hoặc các bệnh phụ khoa.
Khám phụ khoa thì nên chuẩn bị gì?
Tất nhiên là một tâm hồn đẹp rồi, các chị em đừng nên mang theo tâm lý sợ sệt và ngại ngùng khi khám phụ khoa. Các bác sĩ chuyên ngành rất chuyên nghiệp và chị em chỉ cần chuẩn bị kỹ càng cho mình một tâm hồn thật đẹp với tâm lý thật thoải mái. Bên cạnh đó, chị em cũng nên:
- Lựa chọn bệnh viện, cơ sở khám phụ khoa có tiếng để đảm bảo tốt nhất cho việc tránh các rủi ro bất ngờ.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín cũng là một việc rất đáng để làm khi đi khám phụ khoa, tránh rắc rối cho bác sĩ.
- Không nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ từ 01 – 02 ngày trước khi đi khám. Chỉ nên vệ sinh bằng nước để đảm bảo “cô bé” trong trạng thái tự nhiên nhất.
- Tránh quan hệ tình dục từ 01 – 02 ngày trước khi đi khám phụ khoa.
- Nên lựa chọn khám phụ khoa vào thời điểm đã kết thúc “ngày dâu” từ 03 – 05 ngày. Chị em nào định đi khám vào “ngày dâu” thì bỏ ngay suy nghĩ đó đi nhé, ở thời điểm này, “cô bé” có nhiều máu, niêm mạc bong tróc sẽ ảnh hưởng đến kết quả khám, thậm chí là gây thương tổn cho “cô bé”.
- Nên chuẩn bị sẵn các thông tin như chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu? Thời gian hành kinh là bao lâu? Có gặp các chứng rối loạn, kinh nguyệt không đều không?…
- Tránh uống rượu bia, sử dụng chất kích thích trước khi đi khám
Thời điểm nào nên đi khám phụ khoa lần đầu?
Ở phần này, phụ huynh, anh chị em nên chú ý, nữ giới nên đi khám phụ khoa ở thời điểm thích hợp nhất trong độ tuổi từ 18 tuổi trở lên – Độ tuổi đã gần như hoàn toàn hoàn thiện về mặt cơ thể. Mỗi năm nên khám ít nhất 02 lần. Việc thăm khám phụ khoa rất đơn giản, không gây đau nhưng lại đặc biệt hiệu quả trong việc phòng tránh, phát hiện sớm các bệnh phụ khoa.
Quy trình khám phụ khoa gồm những gì?
Khi khám phụ khoa, chị em sẽ trải qua một quãng thời gian khám với 04 bước khám cụ thể:
- Khám tổng quát – Cân đo chiều cao, cân nặng và huyết áp hoặc kiểm tra bất cứ các vấn đề nào liên quan đến sức khỏe mà chị em đang gặp phải.
- Khám “cô bé” – Là phần khám chính, bác sĩ sẽ quan sát “cô bé”, tìm hiểu và xác định các bất thường nếu có.
- Khám vùng bụng
- Khám trực tràng – Giúp kiểm tra tình trạng ở khu vực giữ âm đạo và hậu môn.

Cần thực hiện gì khi khám phụ khoa?
Một số “việc cơ bản” mà các chị em bắt buộc phải làm khi đi khám phụ khoa:
- Siêu âm âm đạo – Là công việc bắt buộc giúp bác sĩ xem xét, kiểm tra tử cung, buồng trứng và toàn bộ bộ phận sinh sản để phát hiện các biểu hiện xấu có thể xảy ra.
- Siêu âm hai bên tuyến vú.
- Thực hiện xét nghiệm Pap Smear – Pap Smear là xét nghiệm phụ khoa thường được dùng cho người từ 21 – 65 tuổi. Xét nghiệm này sẽ cho bác sĩ những đánh giá chính xác nhất để chẩn đoán sớm về bệnh ung thư cổ tử cung và xác định các vấn đề sức khỏe khác.
- Xét nghiệm dịch âm đạo – Là xét giúp kiểm tra viêm nhiễm đường sinh dục.
- Xét nghiệm HPV – Là xét nghiệm cho phép kiểm tra virus HPV – Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư cổ tử cung và mụn cóc ở bộ phận sinh dục nữ.
- Xét nghiệm CA-125 – Đây là xét nghiệm được dùng để kiểm tra Protein trong máu. Điều này sẽ cho phép bác sĩ chẩn đoán ung thư có đang phát triển trong buồng trứng hay không.
- Xét nghiệm nội tiết tố – Là xét nghiệm được thực hiện giúp kiểm tra lượng Hormone trong cơ thể. Từ đó giúp bác sĩ có thêm các cơ sở kết đánh giá tổng quan về các vấn đề sinh sản, kinh nguyệt của chị em.
Chi tiết về quy trình khám phụ khoa
Phần này sẽ mô tả cụ thể về quá trình khám phụ khoa lần đầu cho chị em:
1. Khám lâm sàng “cô bé”
Đây là phần đầu tiên của quá trình khám phụ khoa. Bác sĩ sẽ chủ yếu dùng mắt và tay ở bước này để đánh giá lâm sàng tình trạng bên ngoài của cơ quan sinh dục và đưa ra những xét nghiệm, siêu âm nếu cần thiết. Khám lâm sàng sẽ không gây đau nhưng có thể sẽ khiến các chị em hơi khó chịu và gượng gạo đó.
2. Khám bên trong “cô bé”
Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành dùng Mỏ vịt – Dụng cụ chuyên dụng trong y khoa giúp mở rộng âm đạo để bác sĩ có thể quan sát và đánh giá tình trạng bên trong. Chị em yên tâm, trước khi được đưa vào âm đạo, Mỏ vịt sẽ được khử trùng và bôi trơn để giúp quá trình khám được an toàn, dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đây cũng là lúc bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch âm đạo và tế bào tử cung để phục vụ các xét nghiệm cần thiết.
3. Siêu âm
Quá trình siêu âm sẽ được chỉ định thực hiện để kiểm tra phần buồng trứng, vòi trứng và tử cung bên trong cơ thể. Bước này sẽ gây khó chịu với chị em bởi sẽ phải sử dụng đến dụng cụ hỗ trợ siêu âm vào sâu trong cơ thể.
4. Khám tử cung, cổ tử cung
Đây là bước cuối cùng của quy trình khám phụ khoa và cũng có thể là bước đáng sợ nhất cho chị em. Các bác sĩ sẽ tiến hành bằng tay. Cụ thể, bác sĩ sẽ đeo găng tay, bôi trơn phần đầu hoặc từ 01 – 02 ngón tay và đưa vào bên trong âm đạo, lên đến phần cổ tử cung. Cùng lúc đó, bác sĩ sẽ tác động từ bên ngoài bằng cách ấn vào bụng để kiểm tra.
Khám phụ khoa có làm mất trinh không?
Không, việc thăm khám phụ khoa sẽ không làm mất trinh bởi nếu chị em chưa từng quan hệ tình dục thì sẽ được chỉ định khám qua đường hậu môn và thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác.

Khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền?
Chị em đi khám phụ khoa nên chuẩn bị tiền mặt vì bệnh viện đôi khi có thể không hỗ trợ trả thẻ như cửa hàng tiện lợi đâu. Khoảng 02 triệu là đủ, đã bao gồm cả tiền thuốc nếu có.
Vừa rồi là một số chia sẻ khái quát về quy trình khám phụ khoa. Đây là một phương pháp cần thiết giúp chị em xác định sớm các bệnh phụ khoa, theo dõi tình trạng sức khỏe rất tốt. Hy vọng qua bài viết đã mang đến được cho chị em những kiến thức cần thiết. Trở lại Genmec và đón đọc những bài viết thông tin hữu ích khác nhé.