Bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà có tốc độ lây lan rất nhanh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh và xã hội. Vậy bệnh sùi mào gà là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị ra sao?
Cùng GenMec tìm hiểu qua bài viết sau:
Bệnh sùi mào gà là gì?
Bệnh sùi mào gà hay còn gọi là bệnh mồng gà, mụn cóc sinh dục,…là một loại bệnh truyền nhiễm, do virus có tên là HPV gây ra.

Bệnh có biểu hiện tại cơ quan sinh dục và nhiều cơ quan khác như:
Nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là phát triển thành ung thư.
- 1
- 2
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà là do virus có tên Human Papilloma Virus (HPV) gây nên. Đây là loại virus có rất nhiều chủng, có tới hơn 100 chủng nhưng chủng gây ra bệnh sùi mào gà thường gặp là chủng HPV6 và HPV11.

Bệnh sùi mào gà có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau, trong đó chủ yếu là thông qua đường tình dục không an toàn, ngoài ra còn lây qua tiếp xúc và từ mẹ sang con.
Quan hệ tình dục không an toàn
Đây là đường lây truyền chủ yếu chiếm tới 95%. Người lành khi quan hệ với người bệnh không có các biện pháp bảo vệ thì virus từ người bệnh sẽ xâm nhập vào người lành và gây bệnh.
Truyền từ mẹ sang con
Ở phụ nữ khi mang thai nếu mắc sùi mào gà thì nguy cơ rất cao có thể lây truyền sang cho thai nhi khi sinh nở theo cách thông thường. Bởi virus từ máu, dịch của người mẹ sẽ tiếp xúc trực tiếp với thai nhi.
Chính vì thế, các bà mẹ khi mang thai nếu lỡ mắc sùi mào gà thì nên sinh mổ.
Lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc
Ở người bệnh, virus có thể trú ngụ trong máu, dịch âm đạo, nước bọt,… Khi người lành sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như bàn chải đánh răng, khăn mặt sẽ có nguy cơ phơi nhiễm virus và có thể bị bệnh. Tuy nhiên, việc lây truyền theo con đường này là rất hiếm khi xảy ra.
Triệu chứng bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà có thể biểu hiện ở nhiều cơ quan tuy nhiên cơ quan sinh dục là hay gặp nhất. Ban đầu bệnh sẽ xuất hiện các mụn sùi nhỏ kích thước từ 1-3mm, các mụn sùi này có màu hồng nhạt, mềm, không đau. Sau một thời gian, mụn sùi này sẽ ngày càng to lên, mọc thêm nhiều mụn sùi khác, tập trung thành đám tạo nên hình ảnh giống mào gà hay hoa súp lơ.

Các mụn này mềm, có màu hồng nhạt, không đau, có thể chảy mủ nếu có tác động mạnh, gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân, dẫn đến tâm lí nặng nề. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đối tượng hay mắc bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà là bệnh lí nguy hiểm đối với cả nam và nữ. Bệnh hay xảy ra ở những đối tượng sau:
- Người có lối sống buông thả, quan hệ với nhiều người.
- Gái mại dâm là đối tượng rất hay mắc do tiếp xúc với nhiều đối tượng.
- Người có sẵn các bệnh lí mạn tính khác như tiểu đường, huyết áp,…
Ở nữ, sùi mào gà sẽ dễ bị hơn nam giới do có bộ phận sinh dục luôn trong trạng thái ẩm ướt.
Xem thêm: Bệnh sùi mào gà ở nữ – Cách điều trị
Vì vậy để phòng ngừa bệnh sùi mào gà mỗi người hãy tự tạo lối sống lành mạnh cho bản thân, hạn chế quan hệ không lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, luôn vệ sinh sạch sẽ cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng. Đây chính là là những cách đơn giản nhưng hữu hiệu trong phòng ngừa bệnh.
Chẩn đoán bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà được chẩn đoán chủ yếu là dựa vào xét nghiệm lâm sàng. Bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng, nhìn tổn thương để đưa ra chẩn đoán bệnh.

Tùy vào từng bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm để phục vụ chẩn đoán nhưng không phải là tiêu chuẩn vàng mà việc chẩn đoán vẫn chủ yếu là dựa vào lâm sàng. Khi đã có chẩn đoán bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân.
Điều trị bệnh sùi mào gà
Thông qua thăm khám đối với từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chủ định phương pháp điều trị thích hợp cho từng người.
Phương pháp | Mô tả | Đặc điểm |
---|---|---|
Liệu pháp quang động không xâm lấn (PDT) | Giúp loại bỏ 100% virus papilloma (HPV) | Hiệu quả cao |
Đốt điện | Dùng dao điện phá hủy các tổn thương sùi mào gà | Điều trị tức thời nhưng gây đau, ít được sử du· |
Áp lạnh | Áp lạnh các tế bào sùi mào gà bằng nitơ, sau một thời gian các tế bào sẽ hoại tử, tự biến mất | Hiệu quả cao, không gây đau |
Phẫu thuật xâm lấn | Phẫu thuật tác động trực tiếp lên vết thương do sùi mào gà | Điều trị tức thời, hiệu quả |
Chấm dung dịch trichloactic acid | Sử dụng dung dịch trichloactic acid lên những nốt sùi cho đến khi sùi này trắng ra | Hiệu quả cho nhiều đối tượng. Tránh sử dụng ở cổ tử cung, lỗ niệu đạo hoặc phía trong hậu môn. |
Tiêm, bôi interferon (α, n1,n3) | Ức chế sao chép virus, tăng sinh tế bào, tăng cường hoạt động thực bào và độc tế bào | Tác động lên nhiều loại virus |
Bôi imiquimod | Dùng cho mụn cóc chai sừng và không chai sừng | Hạn chế tái phát bệnh |
Bôi dung dịch podophyllotoxine 20-25% | Chống chỉ định dùng thuốc khi có thai, không bôi thuốc vào trong âm đạo, cổ tử cung, lỗ niệu đạo, miệng hoặc phía trong hậu môn | Chỉ dùng cho những tổn thương nhỏ ở âm hộ, rửa sạch thuốc sau 1-3 giờ |
Veregen | Được sản xuất từ trà xanh dùng để trị mụn cóc sinh dục và mụn cóc quanh hậu môn | Dễ dàng sử dụng |
Đốt laser | Tia laser có thể phá hủy một cách chính xác các thương tổn sùi mào gà mà không bị chảy máu | Là phương pháp hữu hiệu, điều trị tức thời, giảm nguy cơ tái phát |
Ngoài ra còn một số loại thuốc điều trị trong những trường hợp nhất định như: Bôi Fluorouracil, Thiotepa, Inosine pranobex, Cidofovir,…
Hỗn hợp acid và đồng cũng được sử dụng như một liệu pháp trị các mụn cóc sinh dục ở vùng hậu môn. Các loại acid thường dùng là Copper Nitrate Trihydrate, acid Lactic, Acetic, Oxalic, Nitric.
Trên đây là các thông tin về bệnh sùi mào gà mà GenMec muốn gửi đến các bạn. Hi vọng bài viết giúp phần nào cho tất cả mọi người những thông tin bổ ích!
Tham vấn Y Khoa: Bác sĩ Trần Quốc Khánh