Sùi mào gà ở miệng là một bệnh xã hội nguy hiểm ngày càng có nhiều người mắc bệnh. Bệnh lây lan nhanh chóng qua nhiều con đường khác nhau gây ra các mụn sùi sinh dục tại các vị trí đó.

Theo các nghiên cứu có đến 95% số người từng mắc virus sinh sùi mào gà ít nhất một lần trong toàn bộ cuộc đời, và có nguy cơ dẫn đến phát triển thành bệnh sùi mào gà ở miệng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng GenMec tìm hiểu về bệnh sùi mào gà ở miệng trong bài viết sau đây.
Bệnh sùi mào gà ở miệng là gì?
Sùi mào gà là bệnh do virus có tên Human Papilloma Virus (HPV) gây ra. Có tới hơn 100 chủng virus HPV nhưng loại gây ra bệnh sùi mào gà chủ yếu là HPV 6 và HPV 11.
Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể thông qua quan hệ tình dục không an toàn, qua tiếp xúc hay từ mẹ sang con virus sẽ có thời gian ủ bệnh trong cơ thể trước khi gây ra các biểu hiện tại các cơ quan.

Cũng giống như sùi mào gà tại các vị trí khác bệnh sùi mào gà ở miệng cũng lây truyền thông qua các con đường sau:
- Qua quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh virus từ người bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể người lành sau thời gian ủ bệnh sẽ biểu hiện ra bên ngoài.
- Qua dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh như khăn mặt, bàn chải đánh răng có nhiễm virus cũng có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà
- Qua lây truyền từ mẹ sang con. Người mẹ khi mang thai mắc sùi mào gà có thể lây truyền virus sang con trong quá trình sinh thường. Vì vậy phụ nữ có thai nếu mắc bệnh bác sĩ sẽ khuyên nên sinh mổ.
Trong đó bệnh sùi mào gà ở miệng có nguyên nhân chủ yếu là do quan hệ tình dục bằng miệng với người mắc bệnh.
Xem thêm các cơ quan trên cơ thể dễ mắc sùi mào gà:
Triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở miệng
Để nhận biết được dấu hiệu của bệnh chúng ta có thể chú ý đến những triệu chứng sau:
- Ở giai đoạn đầu bệnh sẽ biểu hiện bằng các mụn sùi li ti kích thước từ 1-3mm, mềm, màu hồng nhạt, không đau mọc ở miệng, môi và lưỡi lợi.
- Đến giai đoạn sau mụn sùi sẽ mọc chum lại với nhau thành rừng đâm giống như mào gà, có những mụn sùi có thể lở loét, chảy dịch đục bẩn.
Khi có những triệu chứng trên người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán điều trị kịp thời.
Biến chứng của bệnh sùi mào gà ở miệng
Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như nhiễm trùng miệng, sang chấn khoang miệng dẫn tới khoa khăn trong ăn uống, giao tiếp. Đặc biệt nguy hiểm là khi mắc phải chủng HPV 16 và 18 có nguy cơ cao phát triển thành ung thư vòm họng, ung thư dương vật hay ung thư cổ tử cung.

Các phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà ở miệng
Hiện nay, sùi mào gà ở miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà là làm bệnh chậm phát triển và giảm nhẹ các triệu chứng. Hiện nay áp dụng một số phương pháp sau:
Sử dụng các loại thuốc chữa sùi mào gà
Hiện nay không có thuốc điều trị triệt để bệnh sùi mào gà, các thuốc đa phần là điều trị triệu chứng hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh. Được chỉ định đối với các trường hợp bệnh nhẹ và chưa có biến chứng.
Áp lạnh
Dùng ni tơ lỏng làm đông lạnh các tế bào mụn sùi, sau 1 thời gian tế bào chết sẽ hoại tử và rụng đi.
Đốt điện
Dùng dòng điện cao tần đốt nóng các mụn sùi gây chết các tế bào để loại bỏ tổn thương. Đây là biện pháp hay dùng nhưng dễ làm tổn thương các mô cạnh mụn sùi.
Đốt laser
Sử dụng chùm ánh sáng laser có cường độ cao để đốt sùi, cho hiệu quả cao tuy nhiên chi phí cao.
Liệu pháp quang động học ALA-PDT
Liệu pháp sử dụng ánh sáng kích hoạt phân tử nhạy sáng trong mô bệnh sinh ra các phân tử oxy hóa mạnh, phá hủy tế bào sùi mào gà có chọn lọc. Điều trị sùi mào gà bằng ALA-PDT cho hiệu quả tái phát thấp chỉ là 6% so với 19% điều trị bằng laser CO2.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh sùi mào gà ở miệng mà GenMec tổng hợp được. Mỗi người cần có những kiến thức cơ bản để tự phát hiện những bất thường để được điều trị sớm tránh các biến chứng không đáng có.
Tham vấn Y Khoa: Bác sĩ Trần Quốc Khánh