Bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ là bệnh gì? Như đã biết, mụn rộp sinh dục là bệnh xã hội lây lan qua con đường chính là đường tình dục. Đối tượng của căn bệnh này không chỉ ở nam mà nữ giới cũng dễ mắc phải. Thậm chí là tỉ lệ mắc bệnh còn cao hơn nam giới.
Cùng Genmec tìm hiểu rõ hơn về bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ giới qua bài viết sau đây.
Mụn rộp sinh dục ở nữ là gì?
Mụn rộp sinh dục ở nữ (tên gọi khác là Herpes Simplex Virus) là căn bệnh có tính lây truyền mạng qua đường tình dục, do virus HSV xâm nhập và gây ra ở một số vùng như môi, má , ngực, cánh tay,… Có 02 chủng gây bệnh này là HSV 1 và HSV 2. HSV 1 thường gây các bệnh mụn rộp sinh dục ở cơ quan sinh dục nữ và HSV 2 gây bệnh mụn rộp sinh dục ở các bộ phận thân trên.

Ở nữ giới, cơ quan sinh dục có cấu tạo mở, thường ẩm ướt hơn so với nam giới nên khả năng vi rút, vi khuẩn xâm nhập và phát triển thường cao hơn so với nam giới rất nhiều.
Nguyên nhân gây bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nhưng tổng hợp lại, có một số nguyên nhân chính đến từ việc một số người có thói quen sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác như: bàn chải, khăn mặt, khăn tắm, bồn cầu,… Việc này rất dễ khiến cả hai người bị nhiễm các bệnh nếu một trong hai đã từng tiếp xúc với mầm bệnh trước đó.
Bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ lây truyền như thế nào?
Cũng giống như các bệnh xã hội khác, con đường lây truyền của bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ rất đa dạng. Nữ giới nên chú ý đến một số con đường chính dưới đây.

Qua vết thương hở
Chỉ qua những hành động những hành động như hôn hay nắm tay tiếp xúc thân mật cũng khiến các vi khuẩn gây nên bệnh mụn rộp lây lan từ người này qua người khác nếu họ có vết thương hở nhưng tỉ lệ không cao so với các đường lây nhiễm khác.
Qua con đường quan hệ tính dục
Đây là con đường lây nhanh và phổ biến nhất của bệnh này. Dù bạn có quan hệ bằng bất kỳ hình thức nào mà không sử dụng các biện pháp an toàn thì tỉ lệ bạn mắc bệnh là hoàn toàn cao. Niêm mạc ở cơ quan sinh dục cũng là môi trường thuận lợi để vi rút HSV xâm nhập và phát triển. Bên cạnh đó, cơ quan sinh dục này thường có niêm mạc khá mỏng với nhiều mạch máu nên khi quan hệ có thể làm xây xước khi quan hệ khiến vi khuẩn xâm nhập dễ dàng.
Từ mẹ sang con
Bệnh mụn rộp sinh dục có thể lây từ mẹ sang con nếu trong quá trình mang thai người mẹ mắc bệnh. Khi mắc bệnh mụn rộp sinh dục khi mang thai có thể khiến mẹ sinh non hoặc hư thai. Nếu em bé sinh ra có thể bị gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển sau này.
Đôi khi, bệnh cũng có thể bị lây nhiễm nếu dùng chung kim tiêm hoặc nhận truyền máu từ người bị bệnh.
Triệu chứng của bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ
Khi nữ giới mắc bệnh, ở giai đoạn đầu sẽ có triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, bỏng rát do những nốt mụn gây ra. Sau khi nặng hơn sẽ xuất hiện rất nhiều các mảng mụn nước, vùng da xung quanh thì tấy đỏ, gây viêm loét trầm trọng. Sau đó khoảng 01 đến 02 tuần thì các nốt mụn sần khô lại và bong ra. ở nữ giới, các vùng thường bị mụn rộp sinh dục là môi, khoang miệng, đùi, cằm, hậu môn, âm đạo, môi nhỏ, môi lớn.

Nặng hơn, người bệnh có triệu chứng sốt cao, đau nhức đầu, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chân tay đau nhức, nổi hạch ở nhiều vị trí trên cơ thể, đau cơ và không muốn ăn uống. Ở nữ giới, hiện tượng tiết dịch nhiều ở âm đạo hơn so với bình thường cũng là dấu hiệu gây lên bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ
Hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa tận gốc virus HSV những vẫn có cách khiến bệnh khỏi mà lại không tái phát. Phương pháp hiện nay hầu hết các bác sĩ chữa bệnh là dùng thuốc có tác dụng giảm đau nhức, giảm mức tổn thương do các vết viêm loét gây ra, rút ngắn thời gian chữa trị đồng thời cũng ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Bạn không nên tự tiện dùng thuốc hay các bài thuốc đông y mà mọi người truyền tay nhau. Vì vậy việc đầu tiên khi có dấu hiệu bệnh là phải tìm 1 địa chỉ khám chữa bệnh uy tín để biết được tình trạng bệnh, từ đó có phương pháp chữa bệnh hiệu quả.

Đối với phụ nữ đang mai thai thì việc kiểm tra thường xuyên bệnh mụn rộp sinh dục là điều cần thiết phải làm trước khi trở dạ. Nếu phát hiện mắc bệnh buộc phải sinh mổ để giảm nhiều nhất tỷ lệ mắc bệnh hoặc gây ảnh hưởng cho thai nhi. Việc tìm bác sĩ để họ đưa ra những lời khuyên khi mang thai là vô cùng cần thiết đối với mẹ bầu trong quá trình này.
Trên đây là một số thông tin về bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ giới. Bởi cấu tạo cơ thể mà nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn nam giới rất nhiều. Vì vậy, chị em phụ nữ phải trang bị cho mình những kiến thức cũng như những biện pháp để phòng tránh bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ.
Tham vấn Y Khoa: Bác sĩ Trần Quốc Khánh