Bệnh giang mai ở miệng chủ yếu do tiếp xúc thân thể như hôn môi hay quan hệ tình dục bằng đường miệng từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vòng họng. Cùng Genmec tìm hiểu kỹ hơn về bệnh giang mai ở miệng qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân bệnh giang mai ở miệng
Bệnh giang mai chủ yếu là do vi xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn này rất dễ thích nghi với môi trường ẩm ướt. Mà ở miệng lại là vùng ẩm ướt và niêm mạc mỏng dễ dàng bị trầy xước. Từ đó xoắn khuẩn lây lan và phát triển, khi người mắc phải có hành vi quan hệ tình dục bằng đường miệng, hôn hay là dùng chung đồ dùng cá nhân
Biểu hiệu của bệnh giang mai ở miệng
Bệnh giang mai ở miệng rất để khó có thể phát hiện được. Đó là bởi vì những triệu chứng của bệnh có nét tương đồng với một số bệnh lý xã hội khác, bao gồm cả mụn nhọt. Hầu hết những vết loét sẽ không gây đau cho người bệnh. Những triệu chứng của những giai đoạn đôi khi rất giống nhau. Nhưng đôi khi không phải người nào cũng sẽ mắc bệnh theo cùng một trình tự hay cùng một lúc.

Đây là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh giang mai theo từng giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Khi có tiếp xúc với xoắn khuẩn bằng đường miệng ở khoảng thời gian 03 ngày đến 03 tháng (sẽ phụ thuộc vào sức đề kháng của mỗi người). Người bệnh sẽ thấy vùng miệng có xuất hiện vết loét nông, nhẵn có hình tròn hoặc hình bầu dục, không đau, không ngứa hay chảy mủ. Vết loét sẽ tự biến mấy khoảng từ 3-6 tuần, rồi bệnh bắt đầu chuyển biến nặng hơn.
- Giai đoạn hai: Khi chuyển biến sang đoạn 02 người bệnh sẽ xuất hiện các đào ban, dát hồng đỏ ở trong khoang miệng, môi,… Những nốt ban này sẽ không bị bong vảy, khi ấn vào sẽ biến mất và nó cũng sẽ tự biến mất khoảng từ 04 – 06 tuần. Bệnh cũng sẽ chuyển biến đến giai đoạn hơn và nguy hiểm hơn.
- Giai đoạn ba: Ở giai đoạn này có thể xảy ra từ 03 – 15 năm kể từ khi bắt đầu nhiễm bệnh. Từ giai đoạn này bệnh giang mai đã bắt đầu phát triển rất mạnh. Xoắn khuẩn đã xâm nhập vào trong các cơ quan nội tạng, gây ảnh hưởng tới thần kinh, tim mạch, thậm chí còn có thể dẫn tới tử vong.
- Giai đoạn tiềm ẩn: Ở trong giai đoạn này người bệnh sẽ không có triệu chứng nào xảy ra cả. Chỉ khi xét nghiệm máu thì mới phát hiện ra được bệnh.
Bệnh giang mai ở miệng không chỉ gây phiền toái việc ăn uống của người bệnh và sinh hoạt hàng ngày. Mà nó còn có thể lây lan cho những người xung quanh. Thậm chí nó còn gây ra bệnh viêm loét và nhiễm trùng ở miệng, khiến cho xoắn khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ quan khác làm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Cách phòng ngừa bệnh giang mai ở miệng
Đã có rất nhiều lầm tưởng rằng việc quan hệ tình dục bằng miệng là an toàn, không sợ mang thai và ít khả năng mắc bệnh lấy truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy việc quan hệ bằng miệng chỉ có thể ngăn việc mang thai. Nhưng thức chất các thức này không thể phòng ngừa được khả năng lây lan của bệnh.

Để phòng ngừa bệnh giang mai ở miệng bệnh nhân nên làm những điều sau:
- Hạn chế hôn và đặc biệt khi bạn đang có những tổn thương ở răng miệng.
- Tiêm chủng, phòng ngừa và tìm gặp bác sĩ để khám thường xuyên.
- Khi quan hệ tình dục nên sử dụng bao cao su và tốt nhất không nên thực hiện cách thức quan hệ tình dục bằng miệng.
- Đặc biệt, đối với nam giới khi muốn quan hệ tình dục bằng miệng. Hãy vệ sinh sạch sẽ dương vật và nữ giới nên súc miệng bằng nước sát trùng trước và sau khi quan hệ.
Lưu ý: Việc sử dụng bao cao su sẽ không thể hoàn toàn ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh giang mai. Vì xoắn khuẩn vẫn có khả năng xâm nhập qua phần niêm mạc da không được bảo vệ. Qua bài viết trên GenMec hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn nhận biết được dấu hiệu bệnh giang mai ở miệng. Nếu bạn còn những thông tin nào cần tư vấn hay giải đáp thì hãy liên hệ cho những bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.
Tham vấn Y Khoa: Bác sĩ Trần Quốc Khánh