Bao quy đầu ở trẻ em là một bộ phận khá quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sức khỏe khi trưởng thành của trẻ. Nhưng nhiều phụ huynh chưa nhận thức rõ về sự cần thiết của điều này.
Để tăng thêm phần hiểu biết về bao quy đầu ở trẻ em cho quý phụ huynh khi có trẻ là các bé trai. Cùng GenMec tìm hiểu những thông tin về bao quy đầu ở trẻ qua bài viết sau.
Bao quy đầu ở trẻ em
Bao quy đầu của ở trẻ khi chào đời sẽ bao trùm dương vật giúp bảo vệ dương vật khỏi vi khuẩn, virus và những tác nhân bên ngoài. Khi đến tuổi trưởng thành phần bao da quy đầu đó sẽ tự tuột xuống.
Nhưng sẽ có một vài trường hợp đặc biệt khi đến tuổi trưởng thành phần bao da không tự tuột xuống thì sẽ phải có sự can thiệp từ bên ngoài.
Bao quy đầu ở trẻ em ảnh hưởng gì đến sự phát triển
Bao quy đầu cũng có sự ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển về dương vật ở trẻ. Nếu mắc phải những bệnh về bao quy đầu mà không kịp thời chữa trị sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng sinh sản của bé cho đến lúc lớn. K đến độ tuổi thích hợp thì quý phụ huynh hay lột bao quy đầu cho trẻ để tránh tình trạng bao quy đầu quá dài dẫn tới sự phát triển dương vật của bé.

Cho nên quý phụ huynh hãy chú ý rằng bao quy đầu cũng có những ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Nếu không chú ý được thì sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng ở trẻ.
Cách vệ sinh bao quy đầu ở trẻ em
Việc thực hiện cách vệ sinh quy đầu cho trẻ sơ sinh cũng rất dễ dàng. Nhưng nếu quý phụ huynh tiến hành vệ sinh sai cách và không sạch, sẽ gây ra tổn thương và viêm nhiễm bao quy đầu cho bé. Cách thực hiện vệ sinh như sau:
- Trước hết quý phụ huynh hãy vệ sinh sạch sẽ tay và dương vật của bé.
- Lộn bao quy đầu cho trẻ một cách từ từ và nhẹ nhàng
- Quý phụ huynh có thể thoa ít dầu kem và sử dụng nước ấm để vệ sinh cho bé.
Chú ý: Không được sử dụng tăm bông, suối nước mạnh hay là thuốc diệt khuẩn.
Bệnh bao quy đầu ở trẻ
Ở trẻ cùng sẽ mắc phải một số bệnh về bao quy giống như người lớn như:
1. Hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu là bệnh lý xuất hiện rất phổ biến ở trẻ em khi từ lúc chào đời và thường biến mất khi dậy thì, nhưng sẽ có một số trường hợp không biết mất. Khi mắc phải bé sẽ có những biểu hiện quấy khóc và mặt đỏ ửng vì rặn tiểu.

2. Viêm bao quy đầu
Khi bị hẹp quy đầu, phần bao quy đầu sẽ rất khó lột ra vì vậy việc vệ sinh để loại bỏ các chất cặn bã sau quá trình đi tiểu sẽ rất khó khăn. Từ đó sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, virus sinh sản gây ra bệnh sưng đỏ, gây viêm nhiễm bao quy đầu và mọng nước ở phần đầu dương vật.
3. Nghẹt bao quy đầu
Nghẹt bao quy đầu là tình trạng xảy ra khi bao quy đầu vẫn kéo tuột như thường nhưng không kéo trở lại được do trẻ bị hẹp bán phần bao qui đầu. Do đó mỗi khi cương cứng, phần da quy đầu sẽ bóp nghẹt, khiến máu không thể lưu thông xảy ra tình trạng phù nề, thậm chí có trường hợp nghiêm trọng dẫn tới hoại tử.
4. Tình trạng viêm niệu đạo
Các phụ huynh không vệ sinh sạch sẽ dương vật cho bé sẽ khiến các loại vi khuẩn có điều kiện sinh sôi. Các loại vi khuẩn sẽ gây nên tình trạng viêm niệu đạo. Nguy hiểm hơn, loại vi khuẩn này có thể đi ngược dòng và gây nên viêm bàng quang, viêm thận.
Lộn bao quy đầu ở trẻ
Sau đây GenMec sẽ hướng dẫn cho quý phụ huynh cách lộn bao quy đầu cho trẻ an toàn:
- Quý phụ huynh vệ sinh tay sạch sẽ và vệ sinh dương vật của trẻ trước khi tiến hành lộn bao quy đầu ở trẻ để tránh nguy cơ viêm nhiễm.
- Dùng 02 ngón tay kéo nhẹ nhàng lớp bao da quy đầu theo chiều ngang, khi thấy lớp da giãn này ra vừa đủ và tiếp tục kéo lớp da về phía bụng trẻ.
- Quý phụ huynh hãy thực hiện cách này khi tắm cho bé và lặp lại nhiều lần trong khoảng 02 – 03 tháng để giúp bao quy đầu trẻ tự tụt xuống.
- Trong quá trình thực hiện, quý phụ huynh có thể kết hợp dùng với thuốc bôi để dễ dàng kéo dài bao quy đầu hơn mà không gây ra sự đau đớn cho bé. Nhưng để đảm bảo, phụ huynh bé hãy đến tìm gặp bác sĩ để tìm và sử dụng loại thuốc phù hợp.
Độ tuổi thích hợp để lột bao quy đầu cho bé
Lột bao quy đầu ở trẻ sẽ cần phụ thuộc những độ tuổi thích hợp với quá trình phát triển của dương vật.

- Đối với trẻ sơ sinh thì trẻ 03 tuổi trở lên và có sự hỗ trợ của cha mẹ.
- Từ độ tuổi từ 04 đến 08 tuổi bé đã có thể tự lột bao nhưng sẽ vẫn cần sự trợ giúp của cha mẹ. Bởi vì ở độ tuổi này bao quy đầu sẽ co giãn tốt, không gây đau đớn và quá trình lột bao sẽ dễ dàng hơn.
Đó là những thông tin mà GenMec muốn mang đến cho bạn về bao quy đầu ở trẻ và những điều cần chú ý. Nếu có thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa để nhận được hỗ trợ tốt nhất.
Tham vấn Y Khoa: Bác sĩ Trần Quốc Khánh